Thư mời viết bài cho Hội thảo “Xã hội học về tôn giáo”
admin
Thứ Hai,
29/05/2023
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM VIỆN NGHIÊN CỨU TÔN GIÁO |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Hà Nội, ngày 16 tháng 05 năm 2023 |
THƯ MỜI VIẾT BÀI THAM GIA HỘI THẢO KHOA HỌC
“XÃ HỘI HỌC VỀ TÔN GIÁO”
Kính gửi: ……………………………………..
Trong số các ngành khoa học nghiên cứu về tôn giáo, Xã hội học có một vị trí nổi bật, thậm chí là chủ đạo. Xã hội học về tôn giáo thời cổ điển từ Emile Durkheim, Max Weber đến Talcott Parsons, đã đi tìm lời đáp cho một số câu hỏi quan trọng như: Tại sao trong các xã hội hiện đại, tôn giáo đã không suy yếu và tàn lụi? Tôn giáo có chức năng nào đối với đời sống của cá nhân và nhóm? Tôn giáo và xã hội có sự ảnh hưởng qua lại như thế nào và đâu là những quá trình đáng chú ý đang diễn ra? Tôn giáo hỗ trợ con người thế nào trong quá trình tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề phải đối diện hàng ngày? v.v… Trong nhận xét của Bryan Turner – một đại diện của Xã hội học về tôn giáo đương đại, sang thế kỷ XXI, Xã hội học về tôn giáo sẽ có sự phát triển đáng kể về lý thuyết và các nghiên cứu thực địa. Tôn giáo sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng đối với các lĩnh vực văn hóa, xã hội, và chính trị.
Tiếp cận Xã hội học về tôn giáo được tiếp nhận và ứng dụng khá rộng rãi trong các nghiên cứu về tôn giáo ở Việt Nam, đặc biệt trong 3-4 thập niên gần đây. Việc nghiên cứu tôn giáo từ hệ lý thuyết và phương pháp của Xã hội học, giúp làm giàu tri thức về vị trí, sức sống và sự cần thiết của tôn giáo đối với xã hội Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp về chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước để phát huy vai trò, chức năng tôn giáo vào công cuộc xây dựng, phát triển đất nước theo các mục tiêu bền vững.
Để làm rõ cách tiếp cận Xã hội học trong nghiên cứu tôn giáo, nhất là làm rõ sự khác biệt của cách tiếp cận Xã hội học so với các cách tiếp cận khác trong nghiên cứu tôn giáo, Viện Nghiên cứu Tôn giáo thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam dự kiến tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Xã hội học về tôn giáo”. Việc tổ chức hội thảo sẽ góp phần làm rõ tiếp cận Xã hội về tôn giáo, đồng thời hệ thống hóa các cách tiếp cận của khoa học xã hội về tôn giáo, qua đó hỗ trợ tốt hơn cho giới nghiên cứu và giảng dạy về tôn giáo.
Hội thảo sẽ tập trung thảo luận những vấn đề cơ bản như sau:
Chủ đề 1: Tiếp cận Xã hội học về tôn giáo: Sứ mệnh và đặc trưng (Các trường phái và lý thuyết cổ điển; Các trường phái và lý thuyết đương đại; Các khái niệm chính; Các đặc trưng của Xã hội học về tôn giáo; Sự tương đồng, khác biệt của Cách tiếp cận Xã hội học về tôn giáo với Tôn giáo học và các cách tiếp cận khác).
Chủ đề 2: Các vấn đề về phương pháp nghiên cứu của tiếp cận Xã hội học về tôn giáo (Phương pháp định tính và phương pháp định lượng trong Xã hội học về tôn giáo; Sự cần thiết kết hợp hai phương pháp nêu trên)
Chủ đề 3: Tiếp cận Xã hội học về tôn giáo trong thực tiễn ở Việt Nam (Giới thiệu các kết quả nghiên cứu mới ở Việt Nam sử dụng tiếp cận Xã hội học về tôn giáo: về vị trí của tôn giáo trong xã hội; về các chức năng cố kết xã hội, hỗ trợ xã hội, lý giải trải nghiệm của con người; về ý nghĩa và giá trị của tôn giáo, v.v…; Ưu điểm và các khó khăn, thách thức đặt ra đối với việc ứng dụng Xã hội học về tôn giáo vào thực tiễn nghiên cứu tôn giáo ở Việt Nam; Giảng dạy về Xã hội học về tôn giáo ở Việt Nam)
Chủ đề 4: Triển vọng và hướng đi trong thời gian sắp tới của Xã hội học về tôn giáo ở Việt Nam (Những triển vọng, chủ đề và hướng nghiên cứu mới)
Trân trọng kính mời …………………….. viết bài cho Hội thảo “Xã hội học về tôn giáo” theo các chủ đề mà Ban Tổ chức đã gợi ý ở trên.
Thời gian, địa điểm: tháng 6 năm 2023, tại Viện Nghiên cứu Tôn giáo, 27 Trần Xuân Soạn, Hà Nội.
Bài tham luận sử dụng font chữ Times New Roman, cỡ 14; giãn dòng 1,5 lines; không giới hạn số trang; xin gửi về ThS. Trần Anh Châu, Viện Nghiên cứu Tôn giáo, 27 Trần Xuân Soạn, Hà Nội, số điện thoại: 0986666515; email: chauanhtran@gmail.com. Thời gian nhận tham luận: trước ngày 25 tháng 5 năm 2023.
Viện Nghiên cứu Tôn giáo rất mong nhận được sự tham gia và đóng góp của Quý vị đối với Hội thảo.
Xin trân trọng cảm ơn!