Khuyến mãi Khuyến mãi

Nguồn gốc địa lý và lịch sử của Phật giáo là gì ?

VIỆN NGHIÊN CỨU TÔN GIÁO, VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT
Thứ Tư, 10/08/2022

Phật giáo ra đời ở Ấn Độ cách đây khoảng 2.600 năm khi một thái tử người Ấn Độ là Tất-Đạt-Đa (Siddhattha) giác ngộ thành đạo, trở thành một  vị Phật (Buddha), có nghĩa là “người giác ngộ”, sau nhiều năm tu hành gian khổ để đi tìm câu trả lời cho câu hỏi “làm thế nào để con người thoát khỏi khổ-  đau và sinh-tử”.

Những lời dạy của Phật đã được ghi chép và bảo tồn bởi đại đa số tu sĩ đệ tử của Người trong tàng thư “Tam Tạng Kinh” (Tipitaka), mà nghĩa đen của từ này là “Ba Rổ Kinh”. Ba rổ kinh (hay quen gọi là Tam Tạng Kinh” theo từ Hán Việt), bao gồm:

  1. Luật Tạng (Vinaya-pitaka): những giới luật  đối với tăng ni, và một số giới luật dành cho Phật tử tại gia.
  2. Kinh Tạng (Suttanta-pitaka): tập hợp những bài thuyết giảng của Đức Phật và những vị đại đệ tử của Phật)
  3. Diệu Kinh Tạng (Abhidhamma-pitaka): đây là phần triết lý cao học của Phật giáo).

Phật giáo là tôn giáo vô-thần, không theo hữu thần, không đề cao thần thánh là quyết định vận  mệnh con người, chỉ coi trọng về  lý  nhân-quả  và mọi sự của một người là do chính người ấy làm và nhận lãnh.

Hai trường phái Phật giáo: Phật giáo  Nguyên Thủy (Theravada) được truyền bá và phát triển các nước Đông Nam Á như Sri Lanka (Tích Lan), Thailand (Thái Lan), Burma (Myanmar, Miến Điện), Laos (Lào), Cambodia (Cam-pu-chia) và một phần ở miền nam Việt Nam. Ngày nay có rất nhiều người theo Phật giáo Nguyên Thủy ở Ấn Độ, khắp  các  nước châu Âu, châu Úc và châu Bắc Mỹ.

Phật giáo Đại Thừa phát triển ở các nước  Đông   Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Đài Loan, Việt Nam, và Tây Tạng (thuộc tỉnh Thanh Hải của Trung Quốc ngày nay).

Nguồn: Vấn Đáp Phật Giáo - Lê Kim Kha (biên soạn)